Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX

Chất lượng tạo nên sự khác biệt

0236. 3 639 639

Lô A92 đường 30 tháng 4, TP. Đà Nẵng

TỔN THẤT DO LỪA ĐẢO CÓ ĐƯỢC GHI NHẬN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ?

Hiện nay tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hack tài khoản giao dịch tiền, đánh cắp thông tin tài khoản…ngày càng tinh vi và xảy ra tại rất nhiều doanh nghiệp. Đây là điều không mong muốn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy với trường hợp này xảy ra, số tiền tổn thất có được ghi nhận là chi phí được trừ?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2.9 Điều 4 Thông tư số 95/2015/TT ngày 22/06/2015):

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

... Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phn giá trị tn tht do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bt khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phi tự xác định rõ tổng giá trị tổn tht do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định như sau:

1. Người nộp thuế bị thiệt hại về vật chất do nguyên nhân bất khả kháng khác quy định tại điểm b khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế, bao gồm: chiến tranh, bạo loạn, đình công phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh hoặc rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế mà người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp bị tổn thất do bị lừa đảo, hacker xâm nhập….được xác định là trường hợp bất khả kháng và có kết luận của cơ quan chức năng về việc tổn thất nêu trên sẽ được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

 

Tham khảo một số công văn liên quan

Theo nội dung công văn số 81489/CT-TTHT ngày 12/12/2018 của Cục thuế TP Hà Nội:

Theo trình bày tại công văn số 291118/KT/EPVN-CVNB của Công ty, ngày 18/9/2018, Công ty nhận được email của đối tác đề nghị thanh toán tiền hàng, tuy nhiên email này của đối tác đã bị hacker xâm nhập và lợi dụng để lừa đo, chiếm đoạt số tiền thanh toán cho đối tác của Công ty. Đến thời điểm hiện tại, sự việc này vẫn đang được Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, Bộ Công An và Công an Hà Nội phối hợp điều tra, xác minh làm rõ.

Căn cứ các quy định trên và trình bày của Công ty thì sự việc Công ty bị lợi dụng, chiếm đoạt số tiền thanh toán cho đối tác do hacker xâm nhập vào tài khoản email của đối tác đang được Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, Bộ Công An và Công an Hà Nội xác minh làm rõ, chưa có kết luận điều tra, do đó, chưa có cơ sở kết luận khoản tiền chuyển nhầm là khoản tổn thất do trường hợp bất khả kháng. Trường hợp sau khi Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, Bộ Công An và Công an Hà Nội có kết luận điều tra, có cơ sở xác định đây là trường hợp bất khả kháng thì Công ty được hạch toán khoản tiền bị lừa đảo, chiếm đoạt vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN

Tải về công văn số 81489/CT-TTHT tại đây

              
Theo nội dung công văn số 3831/CTBNI-TTHT ngày 30/12/2020 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh:

Trường hợp Công ty phát sinh thiệt hại vật chất nếu thuộc nguyên nhân bất khả kháng khác theo quy định thì chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Tải về công văn 3831/CTBNI-TTHT tại đây.

Bài Viết Liên Quan
19/01/2021
Bản tin thuế hàng tháng
19/01/2021
Bản tin thuế hàng tháng
19/01/2021
Bản tin thuế hàng tháng
19/01/2021
Bản tin thuế hàng tháng
19/01/2021
Bản tin thuế hàng tháng
19/01/2021
Bản tin thuế hàng tháng
19/01/2021
Bảo hiểm xã hội
19/01/2021
Bảo hiểm xã hội
Tin tức Tin tức